Địa lan Đà Lạt là loại hoa được phổ biến nhất bởi vẻ đẹp dịu dàng của nó. Chính vì thế bài viết dưới đây hướng dẫn cách chăm sóc địa lan Đà Lạt.

Hoa địa lan là một trong những loài hoa rất được ưa chuộng trong dịp lễ, tết. Bên cạnh các loài hoa như hoa mai, hoa đào. Người chơi lan giống như lạc vào mê cung của các loài hoa. Bước ban đầu bạn để mặc sự đam mê và yêu thích dẫn lối khám phá mê cung. Càng khám phá thì người chơi mới vỡ òa thích thú vì sự mê hoặc của nó.

Cách chăm sóc địa lan Đà Lạt
Cách chăm sóc địa lan Đà Lạt
  1. Đặc điểm địa lan Đà Lạt

Rễ mới thường chỉ mọc ở cây con, cây mẹ rất khó ra rễ mới mà chỉ thấy phân nhánh từ củ rễ. Thân ngầm của Địa lan Đà Lạt (căn hành) thường ngắn, nối những củ lan với nhau. Các củ lan thực chất là những cành ngắn của căn hành. Củ già, khi bị tách khỏi căn hành cũ thì có thể mọc ra đoạn căn hành mới và từ đó mọc lên những cây con.

Chồi hoa thường xuất hiện bên dưới giả hành, trong các nách lá, tách các bẹ già, đâm ra bên ngoài. Thông thường, mỗi giả hành chỉ cho hoa được một lần. Chồi hoa xuất hiện đồng thời với chồi thân, những chồi hoa no tròn hơn, còn chồi thân hơi dẹp. Các lá đầu tiên ở chồi thân mọc rồi đâm ra 2 phía hình đuôi cá. Còn ở chồi hoa các lá bao hoa luôn ôm chặt quanh phát hoa.

  1. Cách chăm sóc địa lan Đà Lạt

Phân:  là tập hợp các phân cả phân vô cơ và phân hữu cơ.

Cần: tức là lượng thời gian thường xuyên mà bạn dùng để chăm sóc. Quan tâm tới cây lan điều này thì ai cũng hiểu không phải nói nhiều thêm.

Giống: tức là cây giống địa lan Đà Lạt đem trồng. Cây giống phải tốt và không bệnh tật. Có sự chăm sóc tốt sẽ sinh trưởng tốt và ngược lại Ngoài những yếu tố nêu trên còn có

Ánh sáng: thường là ánh sáng tự nhiên, địa lan không chịu được ánh nắng trực tiếp. Mà nó rất thích hợp với ánh sáng tán xạ qua lưới che hay qua các tán cây khoảng 50% là vừa.

Như vậy với cách chăm sóc lan được chia sẻ trên thì các bạn sẽ rất dễ dàng chăm sóc địa lan Đà Lạt một cách dễ dàng. Chúc các bạn thành công.

Comments

comments